Michio Kaku (加來 道雄 (Gia Lai Đạo Hùng) Kaku Michio?, sinh ngày 24 tháng 1 năm 1947) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, là giáo sư về vật lý lý thuyết tại Đại học New York, đồng sáng lập của Lý thuyết dây,[1] và là một "người truyền thông cho khoa học" và là người đưa khoa học hướng tới đại chúng. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm viết về vật lý; Ông có mặt khá thường xuyên trên các chương trình truyền thanh, truyền hình, và phim ảnh; đồng thời ông cũng có nhiều bài viết trên trang blog của chính mình.
TUỔI THƠ VÀ HỌC VẤN
Kaku sinh tại San Jose, California trong một gia đình di dân người Nhật. Ông nội của ông di cư tới Mỹ theo chương trình dọn dẹp hậu quả của trận động đất 1906 tại San Francisco. Bố mẹ ông đều sinh ra tại Mỹ và được gửi tới Trung tâm tái định cư chiến tranh Tule Lake, nơi họ đã gặp nhau và sinh hạ hai anh em ông sau này.
Tại trường trung học Ellwood P. Cubberley tại Palo Alto, Kaku đã thực hiện việc lắp ghép một Máy gia tốc hạt trong chính gara của bố mẹ mình để thực hiện một nghiên cứu khoa học.[2] Tại Hội chợ khoa học quốc gia ở Albuquerque, New Mexico, ông đã lôi cuốn được sự chú ý của nhà vật lý Edward Teller, người sau này trở thành người bảo hộ cho ông, trao tặng cho ông Học bổng Hertz Engineering. Kaku tốt nghiệp với bằng loại ưu tại đại học Harvard vào năm 1968 và là người giỏi nhất trong lớp. Ông gia nhập vào Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley thuộc đại học University of California, Berkeley và nhận bằng Tiến sĩ vào nănm 1972, cũng vào năm đó ông trở thành giảng viên của đại học Princeton.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Kaku đã hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản cho quân đội Mỹ tại Fort Benning, Georgia và huấn luyện bộ binh nâng cao tại Fort Lewis, Washington.[3] Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam kết thúc trước khi ông trở thành một người lính.
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC
Ông trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton,[4] và New York University.[5] Hiện tại ông đang giữ chức Henry Semat Chair và giáo sư vật lý lý thuyết tại City College of New York.[6]
Kaku có hơn 70 bài viết được xuất bản tại các tạp chí vật lý như Physical Review, những bài viết được đặt làm bìa như lý thuyết siêu dây, siêu trọng trường, siêu đối xứng, và vật lý hadron.[7] Năm 1974, cùng với giáo sư Keiji Kikkawa, Đại học Osaka, ông là đồng tác giả của Lý thuyết dây.[8][9]
Kaku là tác giả của nhiều đầu sách giáo khoa nói về lý thuyết dây và thuyết trường lượng tử.
KHOA HỌC ĐẠI CHÚNG
Kaku được biết đến nhiều nhất với tư cách là người đưa khoa học đến với đại chúng.[10] Ông cho ra đời nhiều tác phẩm và xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình cũng như phim ảnh. Ông cũng đồng thời làm người thuyết minh của một chương trình phát thanh hàng tuần.
TÁC PHẨM
Kaku là tác giả của nhiều tác phẩm viết về khoa học đại chúng.
Physics of the Future (Vật lý của tương lai)
Physics of the Impossible (Vật lý của những điều không thể)
Hyperspace (Siêu không gian)
Einstein's Cosmos (Vũ trụ của Einstein)
Parallel Worlds (Các thế giới song song)
Beyond Einstein (Xa hơn Einstein) (cùng với Jennifer Thompson)
Visions: How Science Will Revolutionize the 21st Century (Tầm nhìn về cách Khoa học sẽ cách mạng hóa thế kỷ 21 như thế nào)[11]
Hyperspace (Siêu không gian) từng là một tác phẩm bán chạy và được bầu chọn là một trong những quyển sách khoa học đáng giá nhất bởi cả The New York Times[10] và The Washington Post. Parallel Worlds (Các thế giới song song) từng lọt vào vòng chung kết của giải thưởng Samuel Johnson cho đề tài phi tiểu thuyết tại Vương quốc Anh[12].
Trích Wikipedia